Hầu hết chúng ta đều nghĩ rằng thuốc hay các biện pháp tránh thai kiểm soát nội tiết tố chỉ dùng để tránh thai. Mặc dù biện pháp này rất hiệu quả so với các hình thức tránh thai khác nhưng tác dụng không chỉ giới hạn trong việc tránh thai. Trên thực tế, thuốc tránh thai nội tiết tố còn có thể được sử dụng để giúp điều trị các vấn đề sức khỏe khác như vấn đề kinh nguyệt, cải thiện làn da…
Các biện pháp tránh thai nội tiết tố
Các biện pháp tránh thai dựa trên nội tiết tố có nhiều dạng bao gồm:
- Thuốc viên (thuốc tránh thai): Sự khác biệt chính giữa các nhãn hiệu là lượng estrogen và progestin trong đó. Đây là lý do tại sao một số phụ nữ chuyển đổi nhãn hiệu nếu họ nghĩ rằng họ đang nhận quá ít hoặc quá nhiều hormone, dựa trên các triệu chứng gặp phải. Thuốc phải được uống mỗi ngày để tránh thai
- Miếng dán: Miếng dán cũng chứa estrogen và progestin nhưng được dán vào da. Các miếng dán phải được thay đổi 1 lần 1 tuần để có hiệu quả tốt
- Vòng tránh thai: Tương tự như miếng dán và thuốc viên, vòng tránh thai cũng chứa estrogen và progestin. Vòng được đeo bên trong âm đạo để lớp lót âm đạo có thể hấp thụ các hormone và phải được thay thế mỗi tháng 1 lần
- Mũi tiêm tránh thai (Depo-Provera): Mũi tiêm chỉ chứa progestin và được tiêm 12 tuần 1 lần. Ảnh hưởng của mũi tiêm có thể kéo dài đến 1 năm sau khi bạn ngừng dùng thuốc
- Dụng cụ tử cung (DCTC): Có vòng tránh thai có và không có hormone. Trong những chất giải phóng hormone, chúng có thể chứa progesterone. Bác sĩ sẽ đưa vòng tránh thai vào tử cung và phải được thay đổi 3 – 10 năm một lần tùy thuộc vào loại vòng
- Cấy ghép implant: Những ống nhỏ chứa progestin được cấy dưới da tay của người phụ nữ. Sau khi được cấy, các que cấy sẽ phóng thích dần dần lượng hormone vào cơ thể tạo ra tác dụng ngừa thai kéo dài có thể lên đến 3 năm
Mỗi phương pháp tránh thai có lợi ích và rủi ro tương tự nhau nhưng cơ thể phản ứng như thế nào sẽ tùy thuộc vào mỗi cá nhân. Nếu bạn quan tâm đến các biện pháp tránh thai, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết loại nào hiệu quả nhất đối với mình. Sử dụng các biện pháp tránh thai phù hợp sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn. Ví dụ, một số người cảm thấy khó để nhớ việc uống thuốc mỗi ngày nên phương pháp cấy ghép hoặc đặt vòng tránh thai sẽ là lựa chọn tốt hơn. Ngoài ra, còn có các biện pháp tránh thai không có nội tiết tố có thể có tác dụng phụ khác nhau.
Nếu bạn uống thuốc tránh thai đều đặn mỗi ngày, tỷ lệ mang thai ngoài kế hoạch giảm xuống chỉ còn 1%. Nếu quên uống thuốc 1 ngày cũng sẽ làm tăng nguy cơ mang thai của bạn.
Tuy nhiên, không có biện pháp kiểm soát sinh sản nội tiết tố nào có thể bảo vệ bạn khỏi các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs). Bạn vẫn cần sử dụng bao cao su để ngăn ngừa STDs.
Tác động của biện pháp tránh thai nội tiết tố đến các cơ quan trong cơ thể
Hệ thống sinh sản
Buồng trứng là cơ quan sản xuất nội tiết tố nữ estrogen và progestin. Một trong những hormone này có thể được tổng hợp và sử dụng trong các biện pháp tránh thai.
Nếu nồng độ estrogen và progestin cao hơn mức bình thường sẽ ngăn chặn buồng trứng giải phóng trứng. Không có trứng, tinh trùng không thể thụ tinh. Ngoài ra, progestin cũng thay đổi chất nhầy cổ tử cung, làm cho nó dày và dính, khiến tinh trùng khó tìm đường vào tử cung hơn.
Khi sử dụng một số biện pháp tránh thai nội tiết nhất định như IUD Mirena (vòng tránh thai nội tiết) có thể giúp bạn giảm bớt chứng chuột rút kinh nguyệt và các triệu chứng tiền kinh nguyệt. Đây là một trong những lý do tại sao một số phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai để điều trị vấn đề rối loạn tiền kinh nguyệt (PMDD) – một dạng hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) nghiêm trọng. Một số phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung cũng sử dụng thuốc tránh thai để giảm bớt các triệu chứng đau đớn.
Sử dụng biện pháp tránh thai nội tiết tố thậm chí có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư nội mạc tử cung và buồng trứng. Bạn càng sử dụng các biện pháp này càng lâu thì nguy cơ của bạn càng giảm. Ngoài ra, những liệu pháp này cũng có thể giúp ngăn ngừa sự phát triển của ung thư vú hoặc u nang buồng trứng. Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều tranh cãi về tác dụng ngăn ngừa ung thư vú của các biện pháp tránh thai này.
Khi bạn ngừng dùng thuốc ngừa, kinh nguyệt của bạn sẽ có thể trở lại bình thường trong vòng một vài tháng. Một số lợi ích như phòng ngừa ung thư tích lũy từ nhiều năm sử dụng thuốc có thể tồn tại thêm vài năm nữa.
Tác dụng phụ khi cơ thể bạn đang điều chỉnh để thích nghi với các biện pháp tránh thai bao gồm:
Một vài người có thể gặp tác dụng phụ nghiêm trọng hơn như chảy máu nhiều hoặc chảy máu kéo dài hơn một tuần.
Ngoài ra, các biện pháp tránh thai nội tiết tố có thể làm tăng nhẹ nguy cơ ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu không chắc chắn liệu đây có phải là do thuốc hay đơn giản là do nguy cơ phơi nhiễm HPV khi quan hệ tình dục.
Hệ tim mạch và thần kinh trung ương
Thực tế thuốc tránh thai không gây tác dụng phụ nghiêm trọng đối với những phụ nữ khỏe mạnh và không hút thuốc lá. Tuy nhiên, đối với một số phụ nữ, thuốc tránh thai và miếng dán có thể làm tăng huyết áp hoặc có nguy cơ bị cục máu đông.
Những rủi ro này thậm chí còn cao hơn nếu bạn:
Những tác dụng phụ này tuy không phổ biến nhưng khi chúng xảy ra có thể sẽ nghiêm trọng. Vì vậy, bạn cần phải theo dõi thường xuyên khi sử dụng các phương pháp tránh thai nội tiết tố. Liên hệ ngay với bác sĩ nếu bạn cảm thấy đau ngực, ho ra máu hoặc bị ngất xỉu. Nhức đầu nặng, khó nói, hoặc tê ở chân tay có thể là dấu hiệu của đột quỵ.
Estrogen có thể làm nặng thêm chứng đau nửa đầu, nếu bạn đang bị bệnh này. Một số phụ nữ cũng có thể thay đổi tâm trạng và trầm cảm khi dùng các biện pháp tránh thai.
Vì cơ thể hoạt động để duy trì sự cân bằng hormone, nên việc sử dụng các biện pháp tránh thai này tạo ra sự gián đoạn, gây ra những thay đổi trong tâm trạng. Nhưng có rất ít nghiên cứu về ảnh hưởng của các biện pháp tránh thai đối với sức khỏe tinh thần của phụ nữ. Chỉ gần đây, một nghiên cứu năm 2017 đã xem xét một mẫu nhỏ gồm 340 phụ nữ khỏe mạnh và thấy rằng sử dụng các biện pháp tránh thai đường uống làm giảm đáng kể sức khỏe tổng thể của họ.
Hệ thống tiêu hóa
Một số phụ nữ trải qua những thay đổi về sự thèm ăn và cân nặng trong khi dùng các biện pháp tránh thai nội tiết tố. Nhưng có rất ít nghiên cứu hoặc bằng chứng cho thấy các biện pháp này gây tăng cân. Một đánh giá tổng hợp 22 nghiên cứu đã xem xét các biện pháp tránh thai chỉ có progestin và tìm thấy rất ít bằng chứng về việc tăng cân. Nếu có tăng cân, mức tăng trung bình thường ít hơn 2kg trong khoảng thời gian 6 hoặc 12 tháng.
Tuy nhiên, hormone giúp điều chỉnh thói quen ăn uống của bạn, vì vậy sự thay đổi trong cách ăn uống có thể ảnh hưởng đến cân nặng của bạn nhưng không phải là nguyên nhân trực tiếp từ các biện pháp tránh thai. Đây cũng có thể chỉ là sự tăng cân tạm thời, do cơ thể giữ nước. Để tránh tăng cân, bạn nên kiểm tra xem mình có thực hiện bất kỳ thay đổi về lối sống nào sau khi dùng thuốc tránh thai hay không.
Ngoài ra, khi sử dụng các biện pháp tránh thai nội tiết tố bạn có thể gặp các tác dụng phụ khác bao gồm buồn nôn và đầy hơi nhưng chúng có xu hướng giảm sau vài tuần khi cơ thể đã quen với các hormone bổ sung.
Nếu bạn có tiền sử sỏi mật, việc sử dụng thuốc tránh thai nội tiết tố có thể dẫn đến hình thành sỏi nhanh hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tăng nguy cơ mắc khối u gan lành tính hoặc ung thư gan.
Bạn nên đến gặp bác sĩ ngay nếu bạn bị đau bụng dữ dội, nôn mửa, hoặc vàng da và mắt. Nước tiểu sẫm màu hoặc táo bón cũng có thể là dấu hiệu của tác dụng phụ nghiêm trọng.
Tình trạng da
Đối với nhiều phụ nữ, các phương pháp tránh thai này có thể giúp cải thiện mụn trứng cá. Một đánh giá tổng hợp 31 nghiên cứu với 12. 579 phụ nữ, đã xem xét hiệu quả của các biện pháp tránh thai đối với điều trị mụn trứng cá trên mặt. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng một số loại thuốc tránh thai có hiệu quả trong việc giảm mụn trứng cá.
Tuy nhiên, một số người nhận thấy không có thay đổi gì về tình trạng mụn khi dùng các loại thuốc này. Trong một số trường hợp, sử dụng thuốc tránh thai có thể gây ra những đốm nâu nhạt trên da. Mỗi người phụ nữ có mức độ hormone khác nhau, do đó khó có thể dự đoán những tác dụng phụ nào sẽ xảy ra khi sử dụng thuốc tránh thai.
Những kiến thức về cơ chế hoạt động của các biện pháp tránh thai nội tiết tố cũng như các tác dụng phụ và rủi ro sẽ là cơ sở giúp chị em cân nhắc trước khi quyết định có nên dùng chúng hay không, nếu có thì nên dùng loại nào. Để đảm bảo hiệu quả tránh thai mà vẫn an toàn cho sức khỏe, bạn nên gặp bác sĩ để được tư vấn tốt nhất.
Ngoài ra, chị em cũng có thể theo dõi thêm những bài viết hữu ích khác trên Blog của WellWay để cập nhật thêm cho mình kiến thức về dinh dưỡng và sức khỏe.
Đăng ký nhận bản tin!
WellWay chia sẻ cho bạn và gia đình những bí quyết sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp ... hoàn toàn miễn phí qua email.
Bạn có thể hủy đăng ký bất kỳ lúc nào.